Website Trường Mầm Non Đại Tân – Đại Lộc – Quảng Nam

giáo án

HOẠT ĐỘNG: LÀM QUEN VỚI TOÁN

CHỦ ĐỀ:  THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT

ĐỀ TÀI: CHỮ SỐ, SỐ LƯỢNG VÀ SỐ THỨ TỰ TRONG PHẠM VI 7

ĐỘ TUỔI: 5 – 6 TUỔI.

  1. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.

* Trẻ 5 tuổi:

  1. Kiến thức.

– Trẻ đếm và tạo nhóm số lượng trong phạm vi 7, nhận biết chữ số 7.

– Nhận biết chữ số phù hợp với số lượng trong phạm vi 7.

  1. Kỹ năng.

– Trẻ có kỹ năng đếm rõ ràng, đếm thành thạo từ 1 đến 7.

– Phát triển khả năng quan sát và ghi nhớ có chủ định cho trẻ.

– Rèn kỹ năng phối hợp nhóm và nhanh nhẹn khéo léo qua các trò chơi

  1. Giáo dục.

– Giáo dục trẻ biết bảo vệ những côn trùng có lợi để chúng được sinh tồn, còn những côn trùng có hại nên phòng tránh và diệt trừ để khỏi phá hoại hoa màu và sức khoẻ con người.

* Trẻ 4 tuổi:

  1. Kiến thức.

– Trẻ đếm và tạo nhóm số lượng trong phạm vi 7, nhận biết chữ số 7.

  1. Kỹ năng.

– Trẻ có kỹ năng đếm rõ ràng.

– Phát triển khả năng quan sát và ghi nhớ có chủ định cho trẻ.

  1. Giáo dục.

– Giáo dục trẻ biết bảo vệ những côn trùng có lợi để chúng được sinh tồn, còn những côn trùng có hại nên phòng tránh và diệt trừ để khỏi phá hoại hoa màu và sức khoẻ con người.

  1. CHUẨN BỊ.

* Đồ dùng của cô

– Giáo án powerpoint.

– Tranh các nhóm số lượng côn trùng, mô hình vườn hoa có sâu, khối chóp, bút vẽ, bút màu, câu đố, các bức tranh gắn số lượng côn trùng số lượng 7, số 7 rỗng.

– Các bài nhạc chị ong nâu và em bé, con kiến, con cào cào…nhạc không lời

* Đồ dùng của trẻ

– Rỗ bướm và bọ hung và chữ số 1-7.

– Dĩa nhựa đồ chơi

* Phương pháp.

– Quan sát, đàm thoại, trò chuyện, thực hành.

* Không gian: Lớp học

  1. Tiến hành hoạt động.
  2. a) Hoạt động mở đầu.

          – Bây giờ cô cháu ta cùng nhau chơi đố vui nhé!

– Cô đố các con:  “ Vừa bằng ngón tay

Lay lay những thịt

Thin thít những lông

Không ai dám mó”

Là con gì?

– Vậy con sâu thuộc nhóm con gì các con? Các con biết những côn trùng nào nữa?

– Hôm nay cô thấy các con trả lời câu đố rất giỏi. Cô thưởng trò chơi nữa các con có thích chơi cùng cô không?

  1. b) Hoạt động nhận thức.

* Ôn số lượng 6.

– Trò chơi: “ Ai giỏi hơn”

– Cách chơi: Cô đã chuẩn bị cho các con một số chiếc đĩa thật xinh xắn. Các con vừa đi vừa lấy những chiếc đĩa đó cùng cô ra vườn hoa bắt sâu giúp cho hoa. Mỗi bạn bắt cho cô 6 chú sâu.

– Luật chơi: Trong thời gian 3 phút bạn nào bắt đủ số lượng sâu theo yêu cô sẽ được cô tuyên dương trước lớp.

– Cô kiểm tra kết quả trẻ chơi. Cho trẻ gắn số tương ứng.

– Các con bây giờ hãy bỏ những chú sâu này vào sọt nào!

*Tạo nhóm có số lượng 7, đếm đến 7, nhận biết số 7.

– Các con đi chơi bắt sâu vui không? Các con nhìn xem khi đi chơi cô đã mang gì về đây nữa nào!

– Trên màn hình xuất hiện 6 con bọ hung – trẻ đếm. Cô còn 1 con bọ hung trong rổ cô sẽ thêm vào, vậy có bao nhiêu con bọ hung? Vì sao con biết?

– Vậy 6 con bọ hung thêm 1 con bọ hung bằng mấy con bọ hung?

( Cô chốt: 6 con bọ hung thêm 1 con bọ hung là bằng 7 con bọ hung. Các con đọc cùng cô: 6 thêm 1 bằng 7) cho vài trẻ nhắc lại.

– Chúng ta cùng đếm lại nhóm bọ hung (cả lớp đếm, cá nhân đếm).

– Ngoài những chú bọ hung này, các con nhìn xem cô còn có con gì nữa nhé.

– Trên màn hình xuất hiện 6 con bướm.

– Chúng ta cùng đếm xem có bao nhiêu con bướm nhé!

– Các con có nhận xét gì về nhóm số lượng bướm và bọ hung?

+ Nhóm nào nhiều hơn? Nhiều hơn là mấy?

+ Nhóm nào ít hơn?  Ít hơn là mấy?

– Cho trẻ đếm lại nhóm bướm và nhóm bọ hung. Vậy có 7 con bọ hung mà chỉ có 6 con bướm.

– Để 2 nhóm bướm và bọ hung bằng nhau cô phải làm như thế nào?

– Để nhóm số lượng bướm bằng nhóm số lượng bọ hung và đều bằng 7 thì con phải làm gì?

( Cô thêm 1 con bướm nữa.) thì có mấy con bướm?

– Vậy 6 con bướm thêm 1 con bướm bằng mấy con bướm

– Cho trẻ đếm lại số bướm. Đếm lại số bọ hung.

– Lúc này nhóm số lượng bọ hung và số lượng con bướm như thế nào với nhau? Và bằng mấy?

– Bây giờ chúng ta cho những chú bướm này bay vào giỏ nhé.

– 7 con  bướm 1 con bướm còn mấy? 6 con bướm bớt 1 còn mấy? còn 5 con bướm bớt đi 1 là? 4 con bướm bớt 1 còn mấy? 3 con bướm bớt 3 bằng mấy?

– Còn lại nhóm gì? ( nhóm bọ hung). Chúng ta cùng đếm lại nhóm số lượng bọ hung nào?

– Để biểu thị cho nhóm đồ vật có số lượng 7 thì con dùng chữ số mấy?

– Các con đếm lại nhóm số lượng bọ hung. (Chữ số 7)

– Cô giới thiệu số 7. Cho cả lớp đọc, cá nhân đọc.

– Con có nhận xét gì về  chữ số 7.

– Cô chốt: Chữ số 7 có một nét ngang kết hợp với nét xiên trái.

– Cho trẻ nhắc lại cấu tạo của chữ số 7

– Chữ số 7 của cô đâu mất rồi? Trên màng hình cô xuất hiện gì đây?

– Cho trẻ quan sát dãy số tự nhiên từ 1– 7. (Cho trẻ đọc xuôi, đọc ngược)

– Các con ơi cô đã chuẩn bị cho mỗi bạn 1 cái rổ đấy! các con có muốn biết trong rổ có gì không nào? Vậy thì các con về lấy rổ ngồi vào hàng rồi xem trong rổ có gì nhé!

– Hát “Chị ong nâu và em bé”

*Luyện tập.

– Cho trẻ về lấy rổ rồi ngồi vào đội hình chữ U.

– Trong rổ các con có gì vậy?

 – Bây giờ các con hãy xếp nhóm bướm tùy ý nào.(Cho 3 đội xếp tùy ý)

( Cô bao quát và hỏi trẻ xếp được bao nhiêu con bướm)

– Với số lượng bướm đã xếp được, con hãy tạo cho cô nhóm số lượng 7. (Cho trẻ đếm)

– Tiếp tục, hãy xếp 6 con bọ hung.

– Lúc này các con có nhận xét gì số lượng của 2 nhóm bướm và bọ hung?

– Nhóm nào nhiều hơn?  Nhóm nào ít hơn?

– Để nhóm số lượng bướm bằng nhóm số lượng bọ hung và đều bằng 7 thì con phải làm gì?

– Vậy 6 bọ hung thêm 1 con bọ hung bằng mấy con bọ hung.

– Cho trẻ đếm lại số con bướm. Đếm lại số con bọ hung.

– Lúc này số lượng bướm và số lượng bọ hung như thế nào với nhau? Và bằng mấy?

– Gió thổi gió thổi.

– Thổi những chú bọ hung bay vào rổ.

– Con hãy đếm lại nhóm số lượng bướm.

– Để biểu thị cho nhóm đồ vật có số lượng 7 thì con dùng chữ số mấy? (Cho trẻ đếm nhóm bướm và đọc chữ số 7)

– Cho trẻ cầm chữ số 7 và đọc.

– Cô muốn cô muốn.

– Cô muốn những chú bướm cùng chữ số 7 bay vào rổ nào.

– Trong rổ ngoài bướm và bọ hung còn có gì nữa nào?

– Con hãy xếp cho cô dãy số tự nhiên từ 1-7. (Cho trẻ đếm xuôi, đếm ngược)

– Cho trẻ cất rổ.

* Trò chơi 1: Ai nhanh hơn.

– Cách chơi: Cô cho lớp mình vừa đi vừa múa hát. Khi bài hát kết thúc cô nói tạo nhóm số lượng theo yêu cầu của cô. Các con nhanh chân chạy về tạo nhóm đúng số lượng cô đưa ra.

– Luật chơi: Sau 20 giây cô kiểm tra các nhóm, nhóm nào đúng cô tuyên dương, nhóm nào sai bị phạt nhảy lò cò quanh lớp.

– Cho trẻ chơi 2 lần.

*Trò chơi 2:  Bé thi tài

Các con nhìn xem cô có gì nào?

– Cách chơi: Với những nhóm số lượng và chữ số 7 rỗng trong bức tranh. Cô chia lớp mình ra thành 3 đội, nhiệm vụ  của mỗi đội dùng bút tô màu chữ số 7 và nối các nhóm côn trùng tương ứng với chữ số 7.

– Luật chơi: Sau thời gian 3 phút kết thúc đội nào thực hiện đúng đẹp và nhiều hơn thì đội đó chiến thắng.

– Cô kiểm tra, nhận xét, tuyên dương.

*Trò chơi 3:  Nhanh tay lẹ mắt

Cô có sẵn 3 bức tranh dán các nhóm côn trùng với số lượng khác nhau.

Cách chơi:  Cô cũng chia lớp mình thành 3 đội. Nhiệm vụ của mỗi đội đi theo đường dích dắc lên dán các  các nhóm côn trùng cho đủ số lượng 7. Đội nào dán đúng và nhiều hơn sẽ được giành chiến thắng.

– Luật chơi: Khi đi phải đi đúng đường dích dắc, mỗi lượt chỉ được dán 1 côn trùng.

– Cô kiểm tra, nhận xét, tuyên dương.

– Các con cho cô biết những loại côn trùng trên bức tranh này sống ở đâu nào?

– Giáo dục: Các con biết không xung quanh chúng ta có rất nhiều côn trùng. Các con phải biết bảo vệ những côn trùng có lợi để chúng được sinh tồn, còn những côn trùng có hại nên phòng tránh và diệt trừ để khỏi phá hoại hoa màu và sức khoẻ con người các con nhé.

  1. c) Kết thúc.

– Hát “Con kiến” đi ra ngoài.

 

Cảm nhận của Phụ huynh

Chị Nguyễn Thị Hoài Thu – Phụ huynh bé: Nguyễn Huỳnh Linh Đan – Lớp lớn

Con tôi rất nhút nhát, do công việc bận rộn gia đình cũng không có thời gian để tạo điều kiện cho bé thường xuyên tiếp xúc với môi trường bên ngoài nên bé ngại giao tiếp hơn. Do đó khoảng thời gian đầu cho bé đi học là quãng thời gian khó khăn cho cả bé và gia đình. Tôi đã từng khóc khi thấy bé đứng thút thít do không thuộc những động tác thể dục buổi sáng… Thời gian trôi thật mau, giờ bé đã nên người và tự tin hơn rất nhiều, bé lại có thể phát huy được năng khiếu múa hát. Tất cả là nhờ sự yêu thương, gần gũi của các cô đã làm cho bé tìm được niềm vui khi đến lớp.